Review sách “Về nhà đi”

Nếu bây giờ search google cụm từ “Về nhà đi” thì chỉ cần 0,47 giây thôi thì 401.000.000 kết quả tìm kiếm đã hiện ra. Nội dung chủ yếu xoay quanh bộ phim đang rất nóng hiện nay: “Về nhà đi con”, nhưng mấy ai biết được, cũng có một cuốn sách mang tên “Về nhà đi” cũng một thời làm mưa làm gió trong lòng tôi.

“Về nhà đi” được tôi tìm thấy ở muốn gian hàng sách cũ, chắc có lẽ nó được xuất bản từ lâu lắm rồi, nên độ nóng của nó đá nguội lạnh đi phần nào, vì thế mà nó nằm ở một góc nhỏ rất sâu trong gian hàng sách. Mùa hè năm đó tôi chọn mua nó về vì lẻ đơn giản là tôi không về quê và rất nhớ nhà, hi vọng nó là chút ủi an cuối cùng tôi tìm thấy cho sự cô đơn giữa nơi Sài Gòn đất chật người đông này. Nhưng có lẽ tôi đã sai. Nhà tôi gần cạnh đường ray, vài ba tiếng thì tiếng còi báo hiệu tàu chạy lại vang lên, cầm cuốn sách trên tay mà lòng buồn khôn tả…. Ấy vậy mà chẳng hiểu sao tôi vẫn không thể đặt cuốn sách xuống….

“Về nhà đi, phố chẳng như lòng mẹ

Lối quanh co ngõ ngách nhỏ chật dài

Ánh trăng khóc trong đèn vàng cám dỗ

Người với người như lá rớt qua vai.

Về nhà đi, tháng năm dần ngắn lại

Những sân ga trong mỗi cuộc đời

Ngày xuống tàu biệt ly nào hẹn trước

Nên rất cần tay nắm lúc còn vui.”

Chỉ mới là mấy câu thơ đầu của phần mục Thư ngỏ nhưng tại sao lại làm tôi nao lòng đến thế. Nó như miêu tả chính tôi của hiện tại, “Người với người như lá rớt qua vai”. Sài Gòn này đông đúc tập nập là thế, nhưng sao chẳng có nổi thứ gì khiến mình bớt cô đơn? Nổi nhớ nhà cứ theo từng con chữ mà dâng trào lên không hồi kết, có lẽ con người ta đôi khi đã quá quen với cô đơn thì chỉ cần những con chữ thôi cũng khiến người ta bật khóc. Có lẽ thế.

Trang sách hơi trắng khiến tôi đọc có khi khá mỏi mắt, những điều đó cũng không khiến tôi rời cuốn sách đi. Những câu từ trong từng mục chuyện đều thấm đậm tình người, miêu ta sâu sắc và chân thực. Có khi tôi phải dừng lại đâu đó ba giây để tự tưởng tượng hình ảnh tác giả miêu tả, nó sống động như đang ngay trước mắt tôi vậy. Lần đầu tiên tôi biết đến nhà văn Lương Đình Khoa có lẽ là cũng chính bằng ngay tác phầm thơ – tản văn “Về nhà đi” này. Nhưng thực sự ông đã là tôi rất ấn tượng và tìm đọc đến những tác phẩm đã xuất bản như: “Khuôn mặt tình yêu”, “Ai rồi cùng phải học cách cố quên đi một người” hay “Tuổi thanh xuân đôi chuyến tàu lạc”, tất cả đều để lại trong tôi những cảm xúc thật tuyết, như chính cảm xúc khi tôi đọc “Về nhà đi”, chân thực, nhẹ nhàng, sâu lắng.

“Về nhà đi” như một cuốn sách phát họa chính chân dung của cuộc đời tôi đang đi trên hành trình “tôi đi tìm tôi”. Giữa bộn bề buồn vui được mất của cuộc đời từ những năng tháng sôi nổi cùng tình yêu lứa đôi tuổi mới lớn, đến khi trưởng thành rồi sinh con đẻ cái, được làm cha làm mẹ, vậy mới thấu hiểu được tình cảm gia đình thật thiêng liêng biết tựa chừng nào. Thế mới thấu một loại âm thanh ba tiếng thôi mà ai cũng nhớ: về nhà đi. Tiếng gọi yêu thương của cha mẹ đôi khi không chỉ được thể hiện qua những tình cảm, hoặc những lời ngọt ngào. Đôi khi nó chỉ là lời gọi về nhà đi. Dù ngoài kia cuộc đời có phong ba bão táp đến nhường nào thì chúng tà vẫn có một nơi đề về sau những quay cuồng của cuộc sống mỏi mệt. Nơi đó có một tình yêu thiêng liêng không nơi nào sánh được.

Thế giới của ch và mẹ – Thế giới của con – Thế giới đẹp vì có em và anh – Nơi chúng mình yêu nhau tương ứng với Phần I, Phần II, Phần III, Phần IV sẽ đưa chúng ta đi hết từng cung bật cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Mỗi phần lại chia ra thành nhiều mục nhỏ riêng biết, mỗi phần nhỏ riêng biệt ấy lại là những mẫu chuyện với nội dung như tiếp nối và bổ sung cho nhau. Mỗi mẫu chuyện có những miêu tả khi rõ ràng, khi mơ hồ hư ảo, những câu chuyện thật được tác giả đan xen vào đó, nó tạo nên một hình tròn như hình giọt nước căng mọng cả về nội dung lẫn cảm xúc, nước mắt đôi khi trực trào tự nơi nào không hay….

Câu chuyện nào cũng cho tôi nhiều cảm xúc khó tả, nhưng nếu để nói một câu chuyện ấn tượng thì tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện “Những chiếc lá chơi vơi giữ khoảng trống vắng của cuộc đời” được tác giả đặt ngay phần “Thế giới của cha và mẹ”:

“Thi thoảng tôi vẫn bắt gặp hình ảnh của những người già lầm lụi, đơn côi giữa sự đông vui của phố xá, sự ồn ã của ngày. Và hình ảnh ấy sẽ ám ảnh, vương vít  hoài trong tâm trí tôi cả buổi hôm đó, với những lý do không gọi được thành tên…” – Tôi đã bắt gặp tôi trong những dòng đầu trang tác giả viết. Trên những chuyến xe buýt chen chúc người, tôi vẫn hay ngước theo những hình ảnh như vậy, cảm thấy buồn cho bản thân vì không đủ to lớn để bảo bọc hết tất cả những muộn phiền mà người đời phải gánh, và cũng tủi cho mình, có khi nào mình quá cô đơn. “Những người già lầm lục, đơn côi giữa sự đông vui của phố xá”, có khi nào đó chính lại là tôi, 20 tuổi liệu có gọi là già? Nhưng sao tôi thấy mình cô đơn giữa thành phố này quá. Tác giả còn làm tôi nhớ đến hình ảnh của bà mình mỗi chiều ngồi trước hiên, hình ảnh mẹ tất tả ngược xuôi mỗi buổi chợ. Đôi lúc bất giác tôi chợt thốt lên rằng, Mẹ ơi, bà ơi, con đang cố gắng, tất cả chúng ta đều cố gắng. Con không cô đơn, đúng không ạ?

Dù không được về vào những mùa hè vì còn bao dự định của tuổi trẻ, nhưng tôi tin những cố gắng của mình sẽ được đền đáp xứng đáng, để đến lúc tôi về nhà, mọi người sẽ luôn vui.

Cảm ơn “Về nhà đi” đã cho tôi một thiêng chuyện thật tuyệt! Có chúc vu, chút buồn, chút nôn nao, hối tiếc. Nhưng trên tất cả, đọng lại trong tôi vẫn là đâu đó tiếng vẫy gọi “Về nhà đi” để tôi biết mình cần cố gắng hơn giữa phố xá đông vui này.

Đón đọc các bài review sách khác tại chuyên mục review sách kiếm tiền

 

Người viết review: Ánh Nguyệt

Facebook Comments

Để lại một bình luận