REVIEW sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”

“Bn hi tiếc vì không nm bt ly mt cơ hi nào đó, chng có ai phi mt ng.

Bn tri qua nhng ngày tháng nht nho vi công vic bn căm ghét, người ta chng h bn lòng.

Bn có chết mòn nơi xó tường vi nhng ước mơ dang d, đó không phi là vic ca h.

Suy cho cùng, quyết đnh là bn. Mun có điu gì hay không là tùy bn.

Nên hãy làm nhng điu bn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sng theo cách bn cho là mình nên sng.

Vì sau tt c, chng ai quan tâm.”

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của tác giả trẻ Rosie Nguyễn cũng là một cuốn sách thuộc thể loại self-help như vậy. Nhận không ít chỉ trích khen chê trái ngược, nhưng sự thật vẫn là sự thật, không ai có thể phủ nhận được những tinh hoa mà cuốn sách đem đến, nhưng những tinh hoa ấy chỉ dành cho những người thực sự thích hợp.

Toát lên trong từng chương sách là kinh nghiệm của người đi trước. Rosie Nguyễn cũng đã từng trải qua thời học trò ngây thơ, thời đại học sinh viên với nhiều cung bậc cảm xúc, và sau đó là công việc tuổi trẻ văn phòng, những bước chân trên hành trình khám phá thế giới của một Ta ba lô… Không ít lần trong cuốn sách, tác giả lặp đi lặp lại rằng, các bạn trẻ không nên bỏ phí tuổi trẻ của mình vào những thú vui khác mà quên đi việc đọc thêm sách mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng. Có lẽ đây là điểm chung của những người thành đạt chăng, bởi tất cả họ đều khuyên chúng ta nên dành thời gian để đọc thêm sách.

ác giả Rosie Nguyễn là cô gái tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại Thương, từng là học sinh chuyên văn với thành tích khủng trong suốt những năm học THPT.

Tổng quan thì sách có 2 phần là Tôi đã học như thế nào? và Học đi đôi với hành. Theo cảm nhận của mình thì lối viết của tác giả rất gần gũi và dễ đọc. Tuy nhiên tác giả lại quá lạm dụng việc trích dẫn, thậm chí tới mức khó chịu. Mình rất khó để tìm thấy dấu ấn của tác giả trong cuốn sách, mà thay vào đó tác giả lại mượn lời của những nhân vật nổi tiếng khác.

Đi vào nội dung, trong đó phần 1 với tiêu đề Tôi Đã Học Như Thế Nào? – tác giả kể lại quá trình học tập của mình cho đến khi quyết định trở thành một nhà văn, lồng ghép trong đó, tác giả chia sẽ những kinh nghiệm sống, những kiến thức về cuộc quý báu mà tác giả từng trải hay tác giả tích cóp được qua những cuốn sách khác cho các bạn trẻ tuổi mười tám đôi mươi (chứ không phải một kẻ 25-26 tuổi như tôi đâu).

Tác giả viết phần một cuốn sách này dường như thay lời “xám hối” của bản thân với tuổi trẻ, đồng thời cũng là lời nhắn gửi các bạn còn đang trong quãng thời gian thanh xuân ngắn ngủi của mình.

Xuyên suốt phần 1, tác giả nhắc rất nhiều tới việc đọc sách. Theo tác giả sách là cả thế giới hay nói theo cách của Jorge Luis Borges thì “Tôi luôn mường tượng rằng Thiên đường cũng từa tựa như một thư viện vậy”.

Qua tới phần 2 “Học đi đôi với hành”, dường như tác giả lại dành sự ưu ái cho các bạn trẻ đang ngồi trên giảng đường đại học, sắp tốt nghiệp, đã tốt nghiệp hoặc đã đi làm.

Như một dòng thời gian, bước đầu tác giả chỉ cho chúng ta các cách để hiểu mình, rồi khai thác điểm mạnh, xây sân khấu riêng cho bản thân, tác giả giúp chúng ta xác định có nên theo đuổi đam mê trong nghề nghiệp hay không, hay là không quan trọng đam mê, mà hãy dốc hết tình yêu cho công việc. Rồi như một người làm việc “hướng ngành” (hướng ngành nó sẽ khác hướng nghiệp nha các bạn)…

Thậm chí tới cuối cùng, tác giả còn vẽ cho chúng ta một kế hoạch để nhảy việc, nghỉ việc nữa luôn.

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” được tác giả chia làm 3 phần: HỌC, LÀM, ĐI.

Nhưng tôi thấy cuốn sách còn thể hiện một phần thứ tư nữa, đó là ĐỌC.

Hãy đọc sách, nếu bạn đọc sách một cách bền bỉ, sẽ đến lúc bạn bị thôi thúc không ngừng bởi ý muốn viết nên cuốn sách của riêng mình.

Không tách hẳn ra thành một phần trong tác phẩm, thế nhưng Rosie luôn lồng ghép và khuyến khích thói quen đọc sách của giới trẻ. Thế mới thấy được, đối với cô, đọc sách quan trọng như thế nào. Chia sẻ từ những kinh đọc sách thực tế của chính mình, tác giả đã nêu bật lên được tầm quan trọng to lớn của thói quen đọc sách.

Từ những câu chuyện về thói quen đọc sách ngay khi còn bé đến những lời trích dẫn nổi tiếng từ những cuốn sách cô đã đọc, tất cả làm tăng lên tính thuyết phục về những lợi ích của việc đọc sách mà cô nhắc tới. Hơn thế, cô còn chia sẻ lại những bí quyết đọc sách riêng của mình với mục đích giúp các bạn trẻ có thói quen đọc sách hiệu quả hơn. Vì có thể có rất nhiều người đọc sách, thế nhưng không phải ai cũng biết cách đọc sách tiết kiệm thời gian và mang lại kết quả tốt. Và cũng bởi lẽ, sách là bạn đồng hành quý giá của mỗi chúng ta trên hành trình tìm kiếm tri thức và hoàn thiện bản thân. Thế nên việc lựa chọn và đọc sách là vô cùng quan trọng.

Khép lại những trang sách, tôi có thể nhận thấy một cảm giác mới, một góc nhìn mới về cách cảm nhận và tận hưởng tuổi trẻ. Còn trẻ, bạn phải học được cách trau dồi kiến thức, tự rèn luyện bản thân, khai phá đam mê của chính, đọc và sẵn sàng cho những chuyến đi của đời mình.

Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay, chật vật với cảm giác chán nản đang chầu chực hàng ngày, thì quyển sách này rất đáng để bạn tham khảo. Tuổi trẻ rất ngắn ngủi. Hãy sống xứng đáng với những tháng năm thanh xuân tươi đẹp của đời bạn để khi nhìn lại ta không còn gì để hối tiếc.

Facebook Comments

Để lại một bình luận